Thái Ung – Cai Yong – 蔡邕

Thái Ung – Cai Yong – 蔡邕

Thái Ung (hay Thái Ấp, Thái Dấp), còn gọi là Sái Ung, tự là Bá Giai, là danh sĩ trứ danh vào cuối thời kỳ Đông Hán. Ông quê ở quận Trần Lưu, huyện Kỷ, Hà Nam, Việt Châu.

Xuất thân trong một gia đình gia giáo và quyền thần triều đình, Thái Ung từ nhỏ được mọi người yêu quí vì lòng hiếu thảo với mẹ và chú. Ông theo Thái phó Hồ Quảng học kinh thuật, từ chương, thiên văn và âm luật sớm nổi tiếng vì học thuật của mình.

Thời Hán Hoàn Đế, danh tiếng Thái Ung tới tai các hoạn quan nên họ tâu với vua ép ông vào triều. Đi nửa đường ông ốm nặng nên cáo bệnh trở về.

Thời Hán Linh Đế, Thái Ung lại được triệu vào kinh làm việc cùng Tư đồ Kiều Huyền, được Kiều Huyền trọng dụng. Sau làm việc tại Đông Quán, được tiếp cận sách vở triều đình. Ông nhận thấy có các điểm không phù hợp với người đời sau nên cùng một số danh sĩ khác tâu vua việc chỉnh sửa và được đồng ý. Khi hoàn thành, nhiều kẻ sĩ từ khắp nơi kéo đến xem và sao chép, xe cộ đông đúc đến tắc nghẽn đường phố kinh thành.

Thời đó, Thái Ung nhận thấy tình hình quan lại, nhất là ở U Châu và Ký Châu, có nhiều vấn đề, nên đã gửi vua bản kiến nghị sửa đổi, bản kiến nghị của ông rất được lòng những người hiền tài, nhưng lại đụng chạm đến những kẻ “đi cửa sau” lên làm quan. Lại thêm sự kiện năm 176, thiên tai giáng xuống, mà thời đó quan niệm chuyện này liên quan đến triều đình. Thái Ung được truyền vào cung phân tích tình hình. Ông soạn hẳn một bản tấu vạch ra những điểm chưa tót của nền chính trị lúc đó, trong bản tấu đó lại đề cập đến bãi nhiễm tham nhũng và trọng người tài đức. Các lý do trên khiến các hoạn quan và những kẻ tham nhũng vô cùng căm hận ông.

Thái Ung bị Tào Tiết trả thù, từ đó những phe cách của Tào Tiết 5 lần 7 lượt vu cáo ông và được Hán Linh Đế chấp thuận. Tuy nhiên, những người kính trọng ông vẫn còn, nên ông được tha tội chết và bị đi đày ở Sóc Phương. Chưa dừng lại ở đó, phe cánh Tào Tiết tiếp tục sai thích khách và các quan địa phương ám sát ông dọc đường, nhưng tất cả đều ngưỡng mộ tài đức của ông nên chỉ báo ông cẩn thận mà không ra tay.

Sau một thời gian ở đày, ông viết thư xin Hán Linh đế về quê viết nốt cuốn Hậu Hán ký và được chấp thuận.

Năm 189, Hán Linh đế chết, Hán Thiếu đế lên thay. Đổng Trác vào triều cầm quyền, phế Hán Thiếu đế lập Hán Hiến đế. Đổng Trác biết danh tiếng của Thái Ung được nhiều người kính trọng nên cho triệu ông vào triều, nhưng ông cáo bệnh không vào. Đổng Trác dọa tru di cả họ nên ông bắt buộc phải vào. Chỉ trong 3 ngày, ông được phong tới chức Thị trung.

Thái Ung biết Đổng Trác trọng dụng ông, nhưng vì quá ngang tàn nên ông sợ sau khi Trác bị tiêu diệt ông sẽ bị liên lụy. Ông lên kế hoạch bỏ trốn, nhưng được em ông là Thái Ốc khuyên can nên ông bỏ ý định.

Năm 192, Lữ Bố và Vương Doãn giết Đổng Trác và bêu xác y ngoài chợ. Mọi người đều hả hê vì cái chết đó, nhưng Thái Ung lại trầm ngâm không vui không buồn, khiến Vương Doãn bất mãn mà lệnh tống giam và xử tử ông. Thái úy Mã Nhật Đê thấy vậy khuyên can Vương Doãn để ông viết tiếp Hậu Hán ký, nhưng Vương Doãn không đồng ý mà dẫn gương Tư Mã Thiên viết sử ký phỉ báng triều đình, và quyết không tha Thái Ung. La Quán Trung bôi nhọ Thái Ung trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa khi kể Thái Ung khóc bên xác Đổng Trác rồi bị Vương Doãn xử chém.

Thái Ung là người sinh cùng năm và mất cùng năm với Đổng Trác, lúc đó ông 61 tuổi. Hậu thế ông chính là Thái Văn Cơ rất được Tào Tháo coi trọng và học trò ông chính là thừa tướng nước Ngô, Cố Ung.

Trong TS Online, Thái Ung được dịch tên thành Thái Dấp, và hoàn toàn không được kể gì về các sự kiện trong đời ông. Tuy nhiên, danh tiếng ông vẫn được người đời (trong game, các nhân vật khác) kính trọng thông qua người con là Thái Diễm, tức Thái Văn Cơ.

Thông tin võ tướng trong game

Tên: Thái Dấp

Hệ: Địa

Phe/ Doanh Trận: Du Hiệp

Level NPC: 23

Thuộc tính thuần: INT

Kỹ năng cơ bản: Thuật Đá Rơi – Lôi Mộc – Cạm Bẫy

Xuất hiện: Nhà Thái Dấp – Lạc Dương – Việt Châu

Một số Quest tiêu biểu xuất hiện: Giúp Thái Ung, Hộ tống Thái Văn Cơ

Hình ảnh

(cập nhập)

Facebook Comments

Author: Liu Đậu Yêu